0936.663.778

Tư Vấn Khí Công Nghiệp

1. Đá khô dạng viên (pellet)

Đá khô là gì?

Đá khô dạng viên là một dạng rắn của carbon dioxide (CO2) và còn được gọi là đá CO2. Đá khô được tạo thành bằng cách: Khí CO2 sạch đi qua quá trình hóa lỏng, sau đó đi qua bồn nén áp lực cao để tạo ra CO2 ở dạng tuyết, tiếp đó dùng máy nén thủy lực để nén lại tạo ra các khối đá khô

Quy cách dạng viên.

Đá khô dạng viên nhỏ đường kính từ  3-7mm còn gọi là đá CO2 dùng trong vệ sinh công nghiệp là một dạng của đá CO2 rắn thông thường. Tuy nhiên kích thước đặc biệt hơn vì có hình trụ và phục vụ chính cho nhu cầu vệ sinh máy móc, thiết bị trong công nghiệp.

2/ Đá khô dạng khối (Block)

Đá khô, đá khói hay còn gọi là Đá Co2 rắn hay Băng khô là thương hiệu cho điôxít cacbon rắn (đóng băng). Thuật ngữ này được Prest Air Devices tạo ra năm 1925 (công ty thành lập năm1923 tại thành phố Long Island, New York).

Băng khô dưới áp suất thường không nóng chảy thành điôxít cacbon lỏng mà thăng hoa trực tiếp thành dạng khí ở -78,5' C. Vì thế nó được gọi là "băng khô" như là cách gọi để so sánh với băng "ướt" (nước đá thông thường).

Băng khô được sản xuất bằng cách nén khí điôxít cacbon thành dạng lỏng, loại bỏ nhiệt gây ra bởi quá trình nén, và sau đó cho điôxít cacbon lỏng giãn nở nhanh. Sự giãn nở này làm giảm nhiệt độ và làm cho một phần CO2 bị đóng băng thành "tuyết", sau đó "tuyết" này được nén thành các viên hay khối.

 

3. Vệ sinh công nghiệp bằng CO2 rắn (Đá khô)

Vệ sinh công nghiệp bằng CO2 rắn là một cuộc cách mạng trong vệ sinh công nghiệp với phương pháp sử dụng bột, viên đá khô nhỏ, gọn làm vật liệu phun. Các viên đá khô được tăng tốc nhờ lực khí nén tương tự như trong phương pháp phun truyền thống. 

Đặc biệt, phương pháp vệ sinh mới này có những ưu điểm sau: 

-          Không có nước. 

-          Không có cát 

-          Không có hoá chất.

-          Không gây làm mòn bề mặt Hoàn toàn thân thiện với môi trường.

-          Giảm thời gian máy móc cần vệ sinh phải ngừng hoạt động 

4. Túi giữ lạnh (Đá Gel) cao cấp chuyên dùng thực phẩm.

Đá gel (GEL-ICE PACK) hay còn gọi là túi giữ lạnh là sản phẫm GEL được sản xuất theo công nghệ tiên tiến. GEL khi hòa tan trong nước tạo thành hổn hợp có độ dẻo kết dính tự nhiên. Sau khi được đông cứng GEL luôn tỏa lạnh trong điều kiện bảo ôn làm cho hàng hóa luôn đảm bảo nhiệt độ bảo quản cần thiết. Sản phẩm Gel cao cấp này khác hẳn với loại Gel đang bán phổ biến trên thị trường hiện nay vì độ an toàn tuyệt đối khi sử dụng với thực phẩm.

Thành phần của túi giữ lạnh (Đá Gel) cao cấp chuyên dùng cho thực phẩm:

- Túi PE đảm bảo theo tiêu chuẩn QCVN 12-1: 2011 - BYT về đảm bảo an toàn tiếp xúc với thực phẩm

- Thành phần Gel: Hỗn hợp thành phần hóa chất tự nhiên. Được kiểm nghiệm chứng nhận an toàn khi tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm. 

Trong trường hợp tái sử dụng nhiều lần bao bì có thể bị thủng, rách, Gel bên trong bị chảy ra ngoài thì vẫn đảm bảo an toàn cho hàng hóa thực phẩm.

 

5.Khí CO2 hoá lỏng

Khí CO2: Điôxít cacbon hay cacbon điôxít (các tên gọi khác thán khí, anhiđrít cacbonic, khí cacbonic) là một hợp chất ở điều kiện bình thường có dạng khí trong khí quyển Trái Đất, bao gồm một nguyên tử cacbon và hai nguyên tử ôxy. Là một hợp chất hóa học được biết đến rộng rãi, nó thường xuyên được gọi theo công thức hóa học là CO2. Trong dạng rắn, nó được gọi là băng khô.

Carbon dioxide (CO2) là một khí không vị, không màu, không mùi và không cháy, khi kết hợp với nước sẽ tạo thành carbonic acid (H2CO3).

Đặc tính đặc biệt của carbon dioxide là tính trơ và độ hòa tan trong nước cao nên CO2 là một khí hKhi Oxyỗ trợ lý tưởng đa dạng trong cuộc sống hằng ngày và trong công nghệ môi trường.

Ở nhiệt độ dưới -78 °C, điôxít cacbon ngưng tụ lại thành các tinh thể màu trắng gọi là băng khô (CO2 rắn, đá khô, đá khói). Điôxít cacbon lỏng chỉ được tạo ra dưới áp suất trên 5,1barơ; ở diều kiện áp suất khí quyển, nó chuyển trực tiếp từ các pha khí sang rắn hay ngược lại theo một quá trình gọi là thăng hoa.

Nước sẽ hấp thụ một lượng nhất định điôxít cacbon, và nhiều hơn lượng này khi khí bị nén. Khoảng 1% điôxít cacbon hòa tan chuyển hóa thành Axít cacbonic. Axít cacbonic phân ly một phần thành các ion bicacbonat (HCO3-) và cacbonnat (CO3-2).

Carbon dioxide có được một phần từ tài nguyên thiên nhiên và một phần từ khí thải công nghiệp. Khối lượng kinh tế đáng kể của carbon dioxide được phát sinh do sản xuất khí nhân tạo và ethylene oxide.

Tài nguyên thiên nhiên của CO2 có nhiều nhất tại các khu vực núi lửa, ở đây, CO2 đôi khi có ngay trên bề mặt, hoặc các giếng khoan mỏ trầm tích.

ỨNG DỤNG:

- Trong công nghệ thực phẩm, CO2 được dùng để tạo gas cho nhiều thức uống, rất hữu dụng trong việc điều hòa nước uống và trung hòa nước thải. Ở thể lỏng được làm lạnh hoặc ở thể rắn (đá khô), CO2 được sử dụng như một môi trường làm lạnh ở nhiệt độ -79 °C.

 

6. Khí Argon hoá lỏng

Argon là một loại khí hiếm không mùi, không màu nặng hơn không khí. Đặc tính hóa học quan trọng nhất của Argon là tính trơ của nó, điều này khiến cho Argon trở thành một loại khí bảo vệ lý tưởng ngay cả trong môi trường nhiệt, thường dùng trong lãnh vực luyện kim, hàn. Trong môi trường áp suất cao, Argon biểu hiện trạng thái thực lệch khỏi nguyên lý khí lý tưởng. Ví dụ, ở áp suất 200 bar, một chai khí có thể chứa khí Argon nhiều hơn 7% so với trường hợp của một khí lý tưởng. Hơn thế nữa, bởi vì Argon nặng hơn không khí nên nó có thể lắng gần lớp đáy, đặc biệt khi áp suất thấp.

Các ứng dụng dùng Argon

Nhiệt luyện: đối với các kim loại dể phản ứng với khí Nitơ, hoặc cần bảo vệ khỏi khí Nitơ, thì Argon là một môi trường bảo vệ lý tưởng.

Làm trơ và làm sạch: được dùng cho các bồn chứa và ống dẫn trong các nhà máy dược phẩm và hóa chất.

Tinh chế kim loại.

Ứng dụng chất bán dẫn.

Hàn: ở dạng tinh khiết hoặc hổn hợp, khí Argon được dùng để bảo vệ kim loại nung chảy khỏi sự nhiễm bẩn của môi trường.

Cắt: trong ứng dụng cắt plasma của hộp kim đen và không-đen, khí Argon được sử dụng thể tinh khiết ở nhiệt độ rất cao.

 

7. Khi Oxy

Ôxy là nguyên tố hóa học có ký hiệu là O thuộc nhóm nguyên tố 16 và số nguyên tử bằng 8 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố. Ôxy là nguyên tố phi kim hoạt động mạnh nó có thể tạo thành hợp chất với hầu hết các nguyên tố khác. 

Ở điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn hai nguyên tử ôxy kết hợp với nhau tạo thành phân tử ôxy không màu, không mùi, không vị có công thức O2. Ôxy phân tử (O2, thường được gọi là ôxy tự do) trên Trái Đất là không ổn định về mặt nhiệt động lực học. Sự xuất hiện trong thời kỳ đầu tiên của nó trên Trái Đất là do các hoạt động quang hợp của vi khuẩn kỵ khí (vi khuẩn cổ và vi khuẩn). 

Sự phổ biến của nó từ sau đó đến ngày nay là do hoạt động quang hợp của cây xanh. Ôxy là nguyên tố phổ biến xếp hàng thứ 3 trong trong vũ trụ theo khối lượng sau hydro và heli[1] và là nguyên tố phổ biến nhất theo khối lượng trong vỏ Trái Đất.[2] Khí ôxy chiếm 20,9% về thể tích trong không khí.[3]Khí ôxy thường được gọi là dưỡng khí, vì nó duy trì sự sống của cơ thể con người.

 

 

 

Hotline : 0936.663.778